Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình
Thứ sáu, 10/05/2024
Chủ đề công tác: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2024 "Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả thực chất"

Quy định mới về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình

Thứ ba, 29/08/2017 Đã xem: 17

Ngày 06/7/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2017 Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình thay thế Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Nghị quyết áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh quản lý, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ được cấp có thẩm quyền cử đi công tác trong nước; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Ninh Bình khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân và các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác….
      Theo đó, Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2017 có nhiều điểm mới so với Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010, cụ thể:
      Thứ nhất: Quy định về các mức chi chế độ công tác phí cho người đi công tác.
      1. Mức phụ cấp lưu trú trả cho người đi công tác là 200.000 đồng/ngày, Mức cũ tối đa không quá 150.000 đồng/ngày; Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú là 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo). Mức cũ tối đa là 200.000 đồng/ngày.
      2. Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
- Thanh toán theo hình thức khoán quy định như sau: Đối với Lãnh đạo là Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh mức khoán là 1.000.000 đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại:
+ Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán là 450.000 đồng/ngày/người. Mức cũ là 350.000 đồng/ngày/người (tăng 100.000 đồng so với mức cũ).
 + Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán là 350.000 đồng/ngày/người. Mức cũ là 250.000 đồng/ngày/người (tăng 100.000đ so với mức cũ).
+ Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán là 300.000 đồng/ngày/người. Mức cũ là 200.000 đồng/ngày/người (tăng 100.000đ so với mức cũ).
- Thanh toán theo hóa đơn thực tế được áp dụng trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán.
+ Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Đối với cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 mức giá thuê phòng ngủ là 1.200.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn một người/1 phòng; Đối tượng còn lại mức thuê phòng ngủ là 1.000.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn 2 người/phòng (tăng 100.000đ so với mức cũ).
+ Đi công tác tại các vùng còn lại: Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 mức giá thuê phòng ngủ là 1.100.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn một người/1 phòng; Đối tượng còn lại mức thuê phòng ngủ là 7.000.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn 2 người/phòng (tăng 100.000đ so với mức cũ).
Các mức chi thanh toán tiền phòng nghỉ nêu trên là mức chi đã bao gồm các khoản thuế, phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người đi công tácdo phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hỏa, ô tô) từ 18giờ đến 24giờ cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm tối đa bằng 50% mức thanh toán khoán tiền thuê phòng nghỉ tương ứng của từng đối tượng.
      3. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng
- Đối với cán bộ, công chức, lao động hợp đồng cấp xã và cán bộ, công chức, lao động hợp đồng thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng, tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500 nghìn đồng/người/tháng (tăng 200.000đồng so với mức cũ) và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
     Thứ hai: Quy định về thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác, Nghị quyết quy định:
- Đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác: Mức thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
      Thứ ba: Quy định về mức chi tổ chức hội nghị như sau:
-  Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo mức chi thù lao quy định đối với giảng viên, báo cáo viên tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu (mức cũ tối đa không quá 30.000đồng/ngày (02 buổi)/đại biểu).
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức khoán như sau:
+ Hội nghị do các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức: 150.000 đồng/ngày/người (mức cũ tối đa không quá 100.000 đồng/ngày/người) và 100.000đồng/người/buổi (nếu họp nửa ngày).
+ Hội nghị do các cơ quan, đơn vị ở cấp xã tổ chức: 100.000 đồng/ngày/người (mức cũ tối đa không quá 60.000 đồng/ngày/người) và 50.000đồng/người/buổi (nếu họp nửa ngày).
Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2017.

Tác giả bài viết: Phòng Tài chính - Kế toán

Liên kết Website
Khảo sát

Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?

Thông tin truy cập
  • Truy cập: 9375055
  • Trực tuyến: 26
  • Hôm nay: 90