Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình
Thứ tư, 18/09/2024
Chủ đề công tác: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2024 "Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả thực chất"

QUY ĐỊNH MỚI VỀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Thứ ba, 14/09/2021 Đã xem: 198

Ngày 30/07/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/10/2021, thay thế cho Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
     Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 có những thay đổi như:
     1. Tăng phạm vi áp dụng.
     Bổ sung phạm vi áp dụng phân loại nợ trích lập dự phòng cho các trường hợp mua nợ, mua bán lại trái phiếu Chính phủ và mua lại giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng phát hành.
     2. Thay đổi về đối tượng áp dụng.
     Không áp dụng đối với những tổ chức tín dụng được giám sát đặc biệt.
     3. Quy định mới về tần suất và thời gian phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
     Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng mỗi tháng một lần trong 7 ngày đầu tiên của tháng và gửi về CIC. Trong 3 ngày sau khi nhận được kết quả phân loại nợ của ngân hàng, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ và cung cấp cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong 3 ngày kể từ khi nhận được danh sách từ CIC, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách CIC cung cấp.
     4. Bổ sung nguyên tắc tự phân loại nợ, trích lập dự phòng.
      Đối với các khoản tiền nợ/ tiền gửi được sử dụng để hỗ trợ các ngân hàng giám sát đặc biệt được phân loại là nợ nhóm 1 và không bị thay đổi nhóm nợ theo kết quả của CIC.
     5. Sửa đổi, bổ sung quy định về mức trích lập dự phòng cụ thể.
     Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khẩu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ khấu trừ với từng loại tài sản, quy định chi tiết về một số trường hợp đặc biệt khi định giá tài sản thế chấp (tài sản thế chấp là vốn chủ sở hữu chưa niêm yết với vốn chủ sở hữu âm hoặc vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ…). Ngoài ra các ngân hàng thuộc danh sách tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải báo cáo NHNN trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính. Trong trường hợp khoản dự phòng lớn hơn phần chênh lệch thu chi trước dự phòng (PPOP), ngân hàng có thể chọn trích lập ít nhất là tương đương với PPOP.
     6. Sửa đổi quy định về mức trích lập dự phòng chung.
     Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải trích lập dự phòng chung cho việc mua các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng khác và mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
     7. Bổ sung quy định về theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng.
     Sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng tại doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 10 (mười) năm kể từ ngày quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng, trừ các khoản nợ mà khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân đã chết, bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
     8. Bổ sung nguyên tắc xử lý nợ trong trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ.
     Trong quá trình hoạt động, bao gồm cả trường hợp quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN, trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý theo nguyên tắc như sau:
     a. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN.
     b. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
- Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật;
     - Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
     - Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN;
     - Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong cùng kỳ kế toán.
     Những thay đổi chi tiết trong Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 so với Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
 

 

 

STT Những nội dung được điều chỉnh Quy định tại Thông tư 11 Quy định tại Thông tư 02
1 Phạm vi áp dụng (Điều 1) Không áp dụng đối với tổ chức tín dụng được giám sát đặc biệt Áp dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng
2 Đối tượng áp dụng (Điều 2) Phân loại áp dụng cho:
- Mua nợ
- Mua bán lại trái phiếu chính phủ
- Mua giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng phát hành
Chưa có quy định cụ thể
3 Tần suất và thời gian phân loại nợ, trích lập dự phòng (Điều 8) - Ít nhất mỗi tháng một lần, trong vòng 7 ngày đầu tháng, ngân hàng phải tự phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng tương ứng và gửi kết quả cho CIC, CIC sẽ tổng hợp thông tin từ các ngân hàng và gửi cho ngân hàng danh sách khách hàng đang được xếp hạng theo nhóm nợ cao nhất trong vòng 3 ngày.
- Các ngân hàng sẽ phân loại lại nợ và cam kết ngoại bảng, theo hướng dẫn của CIC, trong vòng 3 ngày sau khi nhận được kết quả CIC.

- Ít nhất mỗi quý một lần, trong vòng 15 ngày đầu tiên của quý, ngân hàng phải tự phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng tương ứng và gửi kết quả cho CIC, CIC sẽ tổng hợp thông tin từ các ngân hàng và gửi cho ngân hàng danh sách khách hàng đang được xếp hạng theo nhóm nợ cao nhất trong vòng 3 ngày.
- Các ngân hàng sẽ phân loại lại nợ và cam kết ngoại bảng, theo hướng dẫn của CIC, trong vòng 5 ngày sau khi nhận được kết quả của CIC.
 
4 Ngoại lệ đối với phân loại nợ (Điều 9) Các khoản nợ/tiền gửi được sử dụng để hỗ trợ các ngân hàng giám sát đặc biệt được phân loại là nợ Nhóm 1 và không bị thay đổi nhóm nợ theo kết quả của CIC.

Chưa có quy định cụ thể
 
 
5 Quy định mức trích lập dự phòng cụ thể (Điều 12)
- Quy định chi tiết về một số trường hợp đặc biệt khi định giá tài sản thế chấp (Tài sản thế chấp là vốn chủ sở hữu chưa niêm yết với vốn chủ sở hữu âm hoặc vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ…)
- Các ngân hàng thuộc danh sách tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải báo cáo NHNN trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính trong trường hợp khoản dự phòng lớn hơn chênh lệch thu chi trược dự phòng (PPOP), ngân hàng có thể chọn trích lập ít nhất là tương đương với PPOP.
 
- Chưa có quy định cụ thể.
- Các ngân hàng thuộc danh sách tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải báo cáo NHNN trong trường hợp khó khăn về tài chính.
 
6 Quy định mức trích lập dự phòng chung (Điều 13)
Nêu rõ các ngân hàng không phải trích lập dự phòng chung cho việc mua các giấy tờ có giá trị của các tổ chức tín dụng khác và mua bán lại trái phiếu chính phủ.
 
Các ngân hàng phải trích lập dự phòng chung cho việc mua các giấy tờ có giá trị của các tổ chức tín dụng khác và mua bán lại trái phiếu chính phủ.
7 Xử lý khoản nợ đã giải quyết từ khoản ngoại bảng (Điều 17)
Sau khi xóa khỏi tài khoản theo dõi ngoại bảng các tài khoản nợ đã được xử lý, khoản nợ này phải được theo dõi trong 10 năm tại hệ thống quản lý của ngân hàng.
 
Chưa có quy định cụ thể.
8
Nguyên tắc xử lý nợ trong trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh việc mất mát giá trị tài sản thế chấp
 
Có quy định cụ thể để các ngân hàng áp dụng cho từng trường hợp Chưa có quy định cụ thể.


 
     Theo khoản 1, Điều 30 Nghị định 147/2020/NĐ-CP Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thực hiện việc phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật đối với ngân hàng thương mại. Do đó việc ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN là cơ sở để Quỹ có khung pháp lý chặt chẽ hơn trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý sự suy giảm chất lượng tín dụng tích cực và giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh./.

Nguồn: Phòng Tín dụng

Liên kết Website
Khảo sát

Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?

Thông tin truy cập
  • Truy cập: 9460147
  • Trực tuyến: 8
  • Hôm nay: 493