Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu đối với sự trường tồn của dân tộc: Là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường, dũng cảm; là người bảo vệ, giữ gìn và phát triển bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc; là người chủ gia đình dịu hiền, đảm đang, trung hậu; người sản sinh ra những thế hệ anh hùng.
Nhưng dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức bóc lột chịu nhiều bất công nên luôn có khát vọng được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ ngày đầu chống Pháp, phụ nữ tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ: Phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra yêu cầu: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (Nông hội, Công hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ chính thức được thành lập với tên gọi là "Phụ nữ Hiệp hội". Nhiệm vụ của Hội là tuyên truyền, vận động phụ nữ làm cách mạng như giao thông liên lạc, nuôi dưỡng, cất giấu cán bộ cách mạng.
Năm 1936, Mặt trận dân chủ được thành lập, lúc này Đảng chủ trương cho thành lập Phụ nữ Dân chủ, Phụ nữ Phản đế, Phụ nữ Ái hữu để tập hợp vận động quần chúng phụ nữ tham gia đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ.
Năm 1941, Đảng cho thành lập "Đoàn Phụ nữ cứu quốc" nhằm thu hút đông đảo hội viên, tập hợp lực lượng, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để tập hợp đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ cho cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 20/10/1946 Hội LHPN Việt Nam được thành lập. Từ đó 2 tổ chức song song hoạt động, nhưng "Đoàn Phụ nữ cứu quốc" là nòng cốt.
Năm 1951, Trung ương có chủ trương thống nhất 2 tổ chức Hội Phụ nữ và lấy tên là Hội LHPN Việt Nam.
Năm 1960, do yêu cầu cách mạng là phải đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (năm 1974) đã thống nhất xác định ngày thành lập Hội là ngày 20/10/1930.
Năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, tại Hà Nội đã tổ chức hội nghị đại biểu phụ nữ thống nhất tổ chức Hội Phụ nữ ở hai miền thành Hội LHPN Việt Nam và từ đó đến nay nước ta chỉ có một tổ chức Hội Phụ nữ duy nhất là Hội LHPN Việt Nam, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam".
Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Bác từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.
Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
87 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện…Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình và trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ xứng đáng là những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Những truyền thống, bản sắc tốt đẹp đó đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản qúy báu của cả dân.
Tác giả bài viết: Tổ nữ công
Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 720/QĐ-UBND
V/v bổ nhiệm chức danh kiêm nhiệm (đ/c Nguyễn Hữu Thạch)Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 719/QĐ-UBND
V/v bổ nhiệm chức danh kiêm nhiệm (đ/c Nguyễn Văn Sáng)Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 06/QĐ-HĐQL
QĐ Ban hành Quy chế cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh BìnhQuỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 05/QĐ-HĐQL
QĐ Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh BìnhQuỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 529/QĐ-UBND
Quyết định Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh BìnhQuỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?