Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình
Thứ hai, 29/04/2024
Chủ đề công tác: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2024 "Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả thực chất"

Quy định mới của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước

Thứ ba, 14/11/2023 Đã xem: 29

Ngày 07/11/2023 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước, Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 22/12/2023.
Nghị định số 78/2023/NĐ-CP gồm 04 điều, trong đó giành riêng Điều 1 với 17 nội dung quy định mới sửa đổi các nội dung tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP. Đáng chú ý một số quy định quan trọng liên quan tới hoạt động TDĐT của Nhà nước được sửa đổi lại như:

     Quy định về điều kiện cho vay

     Khách hàng muốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
     - Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định số 78/2023/NĐ-CP.
(Danh mục các dự án được vay vốn TDĐT của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP căn cứ phân loại nhóm dự án theo Luật Đầu tư công năm 2014 không còn phù hợp đã được Nghị định số 78/2023/NĐ-CP thay thế kịp thời)
     - Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.
     - Có dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả; có khả năng tài chính để trả nợ tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay.
     - Vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án.
     - Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Khoản 9, Điều 1, Nghị định số 78/2023/NĐ-CP.
     - Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay.
     - Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay.
     - Khách hàng thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật. Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay.

     Quy định về mức vốn cho vay và giới hạn cho vay

     Tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định về mức vốn cho vay và giới hạn cho vay như sau:
     - Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).
     - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (không bao gồm các khoản tín dụng Ngân hàng Phát triển Việt Nam không chịu rủi ro) tính trên vốn tự có và số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn còn lại từ 05 năm trở lên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay.
     - Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức vốn cho vay đối với từng dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và đảm bảo giới hạn tín dụng quy định nêu trên.
     - Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh mà khả năng cùng cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể gửi Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 
     - Khách hàng vay vốn, dự án được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn quy định phải đáp ứng các điều kiện sau:
     + Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định về điều kiện cho vay của Nghị định 32/2017/NĐ-CP và nội dung sửa đổi tại Nghị định số 78/2023/NĐ-CP, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn; 
Không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn; 
Có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn;
     + Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân, thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ hoặc để thực hiện các chương trình, dự án được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
     - Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn quy định phải đáp ứng các điều kiện sau:
     + Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức tín dụng khác để cùng cho vay dự án được đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn mà khả năng cùng cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng; 
Hoặc đã phát hành thư mời cùng cho vay tới ít nhất 05 tổ chức tín dụng khác, đăng trên trang thông tin điện tử chính thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian ít nhất 30 ngày làm việc nhưng không có tổ chức tín dụng khác tham gia cùng cho vay;
     + Tại thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
     + Đảm bảo giới hạn tổng mức dư nợ cấp tín dụng không vượt quá bốn lần vốn tự có và số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn còn lại từ 05 năm trở lên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi tính cả khoản cấp tín dụng vượt giới hạn đang đề nghị.

     Quy định về thời hạn và lãi suất cho vay

     Đối với thời hạn cho vay được quy định: Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào kết quả thẩm định dự án, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án.
     Đối với mức lãi suất cho vay: do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy và chi phí trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ vay được ký hợp đồng tín dụng kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2023, nhưng không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ; ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý đối với các khoản nợ vay này.
     Trong đó Nghị định cũng quy định cụ thể trình tự cụ thể về việc quyết định lãi suất cho vay đó là:

  • Trước ngày 25 tháng 01 hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính cung cấp số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ để Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
  • Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại điểm nêu trên, Bộ Tài chính có văn bản chuyển cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp;
  • Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính về số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ, căn cứ nguyên tắc xác định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại Nghị định số 78/2023/NĐ-CP, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước;
  • Trường hợp trong năm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cung cấp lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm đề nghị để Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

     Bên cạnh những nội dung được bổ sung, sửa đổi, Nghị định số 78/2023/NĐ-CP, tại Điều 2 Nghị định đã bãi bỏ thay thế một số cụm từ và danh mục các dự án được vay vốn TDĐT của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP đảm bảo phù hợp kịp thời với các văn bản pháp quy đã được sửa đổi bổ sung hoặc thay thế, trong đó có Luật Đầu tư công, Luật các tổ chức tín dụng…

 (Tài liệu tham khảo Nghị định số 78/2023/NĐ-CP ngày 07/11/2023)

Tác giả bài viết: Phòng Quản lý ủy thác

Nguồn tin: Sưu tầm

Liên kết Website
Khảo sát

Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?

Thông tin truy cập
  • Truy cập: 9364593
  • Trực tuyến: 20
  • Hôm nay: 808