Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình
Thứ tư, 18/09/2024
Chủ đề công tác: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2024 "Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả thực chất"

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC VỀ LĨNH VỰC CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA PHÒNG TÍN DỤNG - UỶ THÁC

Thứ năm, 30/07/2015 Đã xem: 221

1
DANH MỤC
CÁC THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG,SỰ KIỆN MỚI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
HƯỚNG DẪN - THỦ TỤC
CHÍNH SÁCH MỚI
THÔNG TIN LÃI SUẤT
THỦ TỤC THẨM ĐỊNH VAY VỐN
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
TIN TỨC HOẠT ĐỘNG
TIN KINH DOANH
BẠN CÓ BIẾT
Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?

Năm 2003

Năm 2008

Năm 2012

Năm 2013

Kết quả
Cải cách hành chínhCải cách hành chính
Trang nhất » TIN TỨC » HƯỚNG DẪN - THỦ TỤC » THỦ TỤC CHO VAY ĐẦU TƯ
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC VỀ LĨNH VỰC CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA PHÒNG TÍN DỤNG - UỶ THÁC
Thứ năm - 30/07/2015 14:59

 
I. Tiếp nhận hồ sơ:
1. Chủ đầu tư gửi tờ trình vay vốn đến Quỹ và được lãnh đạo Quỹ có ý kiến chỉ đạo.
2. Phòng Tín dụng - Ủy thác tiến hành các bước như sau:
- Cán bộ phòng Tín dụng - Ủy thác được phân công tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư cung cấp. Trong thời gian 03 ngày làm việc, cán bộ phòng kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn:
+ Nếu dự án vay vốn không thuộc đối tượng vay vốn tại Quỹ, cán bộ phòng báo cáo trưởng phòng từ chối nhận hồ sơ bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho đơn vị vay vốn.
+ Nếu dự án vay vốn thuộc đối tượng vay vốn tại Quỹ: Trường hợp hồ sơ vay vốn chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, cán bộ phòng báo cáo trưởng phòng và lập phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ gửi đến đơn vị vay vốn. Trong trường hợp hồ sơ vay vốn đầy đủ và hợp lệ cán bộ phòng Tín dụng - Ủy thác lập phiếu giao nhận hồ sơ với đơn vị vay vốn và bàn giao cho phòng Kế hoạch - Thẩm định.
II. Hồ sơ vay vốn
1. Hồ sơ ban đầu:
a) Khi có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án, đơn vị vay vốn gửi cho Quỹ các hồ sơ ban đầu, bao gồm:
- Văn bản hoặc tờ trình xin vay vốn;
- Hồ sơ pháp lý của đơn vị vay vốn: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền, giấy chứng nhận mã số thuế, điều lệ hoạt động của đơn vị vay vốn (nếu có), các quyết định bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên (nếu có), giám đốc, kế toán trưởng, chứng minh thư của giám đốc, kế toán trưởng (bản sao y).
- Hồ sơ dự án: Dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi. Tổng dự toán dự án đã được thẩm tra, phê duyệt (bản chính); dự án hoặc phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng chi tiết đã được thẩm định, phê duyệt;
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án đầu tư như: Chủ trương cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền, phê duyệt quy hoạch, phương án bồi thường, đền bù giải tỏa, hồ sơ thiết kế cơ sở được duyệt, hồ sơ về đất liên quan đến dự án (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền, và các giấy tờ liên quan khác), đảm bảo thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước (bản chính hoặc sao y)
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất đã được kiểm toán (nếu có) và quý gần nhất của đơn vị vay vốn (bản chính).
b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định nêu trên, Quỹ sẽ thông báo chấp nhận hoặc từ chối cho vay dự án.
2. Hồ sơ bổ sung:
Trường hợp dự án được Quỹ thông báo đủ điều kiện cho vay vốn, đơn vị vay vốn lập hồ sơ vay vốn bổ sung gửi cho Quỹ, gồm:
a) Hồ sơ pháp lý:
- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Hợp tác xã).
- Biên bản họp thông qua tổng mức đầu tư dự án, số tiền vay Quỹ (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Hợp tác xã).
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm đơn vị vay vốn (hoặc làm đại diện của đơn vị vay vốn) thì phải có văn bản uỷ quyền của cấp trên có thẩm quyền.
- Văn bản xác nhận đạt tiêu chuẩn PCCC, môi trường (nếu có), các tài liệu liên quan thể hiện trong dự án (hợp đồng nguyên tắc, báo giá,….)
- Các tài liệu liên quan khác do đơn vị vay vốn gửi kèm (nếu có).
b) Hồ sơ tài chính:
- Báo cáo tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác của đơn vị vay vốn.
c) Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Theo Quy chế Quản lý tài sản bảo đảm tiền vay của Quỹ.
d) Hồ sơ dự án:
- Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định Nhà nước (trừ những hồ sơ đã nộp cho Quỹ ở Khoản 1 phần này).
- Các hồ sơ khác có liên quan.
Đơn vị vay vốn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các tài liệu gửi cho Quỹ.
III. Hồ sơ giải ngân
1. Sau khi có quyết định cho vay của Lãnh đạo Quỹ. Phòng Tín dụng - Ủy thác soạn thảo hợp đồng tín dụng và tiến hành các bước để giải ngân vốn vay.
2. Hồ sơ giải ngân:
Đơn vị vay vốn phải gửi đến Quỹ bộ hồ sơ vay vốn như sau: Đề nghị rút vốn vay  tín dụng đầu tư kèm hồ sơ giải ngân vốn vay.
Hồ sơ giải ngân bao gồm:
- Giấy đề nghị thanh toán hoặc tạm ứng của đơn vị vay vốn;
- Đề nghị rút vốn vay tín dụng đầu tư (theo mẫu);
- Quyết định duyệt dự toán công tác chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu công tác chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Hợp đồng tư vấn, khảo sát thiết kế;
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công tác tư vấn, thiết kế;
- Hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung ứng vật tư ,thiết bị, hàng hóa, dịch vụ; các phụ lục hợp đồng (nếu có), đối với lần giải ngân đầu tiên;
- Hồ sơ nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành (không áp dụng với tạm ứng vốn);
- Bảng thanh toán khối lượng;
- Đề nghị thanh toán của Bên nhận thầu;
- Hóa đơn thi công xây lắp, hóa đơn mua vật tư, nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ; 
- Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán cung ứng vật tư, thông báo trúng thầu hoặc quyết định chỉ định thầu;
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (nếu có);
- Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng Quỹ chỉ giải ngân tối đa 95% số vốn chấp thuận cho vay và giải ngân 5% số vốn còn lại khi có Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của cấp có thẩm quyền;
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
IV. Kiểm tra giám sát vốn vay và thu hồi vốn vay. 
1. Kiểm tra giám sát vốn vay
-  Trong thời gian giải ngân: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay được tiến hành định kỳ, ít nhất 1 lần/quý.
+ Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích sử dụng vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra đối chiếu số tiền đã giải ngân với khối lượng đã thực hiện công trình hạng mục công trình cho vay, giá trị đã thực hiện với dự án đầu tư, dự toán, giá trị thiết bị được duyệt và hợp đồng xây dựng.
+ Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có biến động ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tín dụng, Quỹ ngừng cấp vốn vay tiếp và yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn;
- Trong thời gian thu hồi nợ: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay được tiến hành định kỳ, ít nhất 1 lần trong quý.
-  Kết quả kiểm tra phải được lập bằng văn bản.
- Hình thức kiểm tra: Kiểm tra thông qua hồ sơ, báo cáo, chứng từ và kiểm tra tại hiện trường.
2. Thu hồi vốn vay
- Căn cứ các điều khoản về trả nợ gốc và trả nợ lãi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, hàng tháng Quỹ tính toán tiền lãi và gốc phải trả của đơn vị vay vốn và gửi thông báo vào ngày 20 hàng tháng (trường hợp khác Quỹ sẽ gửi thông báo vào thời điểm phải trả trong Hợp đồng tín dụng)
- Sau khi chủ đầu tư dự án thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay  theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký, phòng Tín dụng - Ủy thác thực hiện lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng trình Lãnh đạo Quỹ phê duyệt. (Việc giải chấp tài sản bảo đảm do phòng Kế hoạch - Thẩm định thực hiện sau khi có biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng).

Nguồn tin: Phòng Tín dụng - Ủy thác

Liên kết Website
Khảo sát

Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?

Thông tin truy cập
  • Truy cập: 9460098
  • Trực tuyến: 9
  • Hôm nay: 444