Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2024.
Theo đó, Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Đánh giá trách nhiệm thực hiện kế hoạch lao động làm cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý theo quy định tại Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 69/2023/NĐ-CP ngày 14/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.”
2. Sửa đổi tên của Mục 3 thành:
“THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG, XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH, TẠM ỨNG QUỸ TIỀN LƯƠNG”
3. Bổ sung Điều 9a vào trước Điều 9 Mục 3 như sau:
“Điều 9a: Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty rà soát và quyết định việc tiếp tục duy trì hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới thang lương, bảng lương, phụ cấp lương (kèm theo tiêu chuẩn áp dụng), bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này làm cơ sở để xếp lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định, bảo đảm quỹ tiền lương xác định trên cơ sở tổng tiền lương trong năm của tất cả người lao động tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của công ty không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động theo quy định tại Thông tư này.
3. Khi sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến và công khai tại công ty trước khi thực hiện.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 như sau:
“4. Đối với công ty lỗ hoặc không có lợi nhuận (sau khi đã loại trừ các yếu tố khách quan nếu có) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động (gồm mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT- BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con).”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và lợi nhuận của công ty để loại trừ khi xác định tiền lương của người lao động được quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP.”
1. Thay thế cụm từ “người quản lý” tại tên gọi, các cụm từ “người quản lý” hoặc “người quản lý công ty” trong các điều, khoản của Thông tư và các cụm từ “người quản lý” trong biểu mẫu số 1, biểu mẫu số 2 và biểu mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư bằng cụm từ “người quản lý, Kiểm soát viên”.
2. Sửa đổi tên của Mục 2 thành:
“XÂY DỰNG BẢNG LƯƠNG, XẾP LƯƠNG, XẾP HẠNG CÔNG TY ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VIÊN CHUYÊN TRÁCH”
3. Sửa đổi Điều 4 như sau:
1. Căn cứ vào tổ chức bộ máy quản lý của công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xây dựng, ban hành bảng lương (kèm theo tiêu chuẩn áp dụng), bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này làm căn cứ để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong bảng lương của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định, bảo đảm quỹ tiền lương xác định trên cơ sở tổng tiền lương trong năm của tất cả người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách tính theo các mức lương trong bảng lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách theo quy định tại Thông tư này.
3. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung bảng lương của người quản lý, Kiểm soát viên, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận và công bố công khai tại công ty trước khi thực hiện.”
4. Sửa đổi Điều 5 như sau:
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xếp lương, nâng bậc lương (nếu có) đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách theo bảng lương xây dựng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.”
5. Sửa đổi tên Điều 6 thành:
“c) Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con đủ các điều kiện: giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế; có vốn nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại công ty, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại công ty) từ 2.500 tỷ đồng trở lên, lợi nhuận (hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) từ 200 tỷ đồng trở lên, có từ 10 đơn vị thành viên (bao gồm đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị hạch toán độc lập do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ và nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối) trở lên hoặc có tổ chức sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được tính bình quân 03 năm. Công ty đủ các điều kiện trên có văn bản đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu để thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 6 như sau:
“c) Công ty mẹ trong mô hình công mẹ - công ty con đủ các điều kiện: giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế; có vốn nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại công ty, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại công ty) từ 1.800 tỷ đồng trở lên, lợi nhuận (hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) từ 100 tỷ đồng trở lên, có từ 5 đơn vị thành viên (bao gồm đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị hạch toán độc lập do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ và nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối) trở lên hoặc có tổ chức sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được tính bình quân 03 năm. Công ty đủ các điều kiện nêu trên thì có văn bản đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.”
8. Sửa đổi Điều 8 như sau:
Khi hạng công ty thay đổi hoặc người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách thay đổi chức vụ, chức danh thì mức tiền lương cơ bản của người quản lý, Kiểm soát viên được tính theo hạng công ty hoặc chức vụ, chức danh mới, không bảo lưu mức tiền lương cơ bản theo hạng hoặc chức vụ, chức danh cũ.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
Mức tiền lương bình quân kế hoạch (tính theo tháng) của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách được xác định gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty như sau:
1. Công ty có năng suất lao động bình quân không giảm và có lợi nhuận, trong đó lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định trên cơ sở mức tiền lương cơ bản và hệ số tăng thêm so với mức tiền lương cơ bản gắn với mức lợi nhuận kế hoạch theo nhóm lĩnh vực hoạt động tại Bảng hệ số tăng thêm tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Công ty có lợi nhuận, trong đó lợi nhuận kế hoạch không cao hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số tăng thêm tối đa tính theo công thức sau:
Htt = Hln x |
Pkh |
x 0,7 |
Pthnt |
Trong đó:
3. Công ty không có lợi nhuận thì căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh so với thực hiện của năm trước liền kề để xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương cơ bản, nhưng thấp nhất bằng 50% mức tiền lương cơ bản.
4. Công ty lỗ thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng 50% mức tiền lương cơ bản.
5. Công ty giảm lỗ so với thực hiện của năm trước liền kề, công ty mới thành lập hoặc mới hoạt động thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.”
10. Sửa đổi khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Công ty có lợi nhuận, trong đó lợi nhuận kế hoạch bằng hoặc cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, nhưng mức tiền lương bình quân kế hoạch (sau khi xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 và khoản 2 Điều 11 Thông tư này) thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.”
11. Sửa đổi khoản 4 Điều 11 như sau:
“4. Công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng thì thay chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch bằng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ kế hoạch để xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch, trong đó khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ bằng hoặc cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính tối đa bằng mức lương cơ bản nhân với chỉ số giá tiêu dùng dự báo trong năm theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm. Mức tiền lương cụ thể do cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bảo đảm phù hợp với mặt bằng tiền lương của người quản lý, Kiểm soát viên công ty trên địa bàn. Trường hợp công ty có lợi nhuận và lợi nhuận kế hoạch cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch theo khoản 1 Điều 10 Thông tư này, trong đó hệ số tăng thêm tính theo công ty thuộc nhóm 3.
Đối với công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích đặc thù do nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thì tiền lương của người quản lý, Kiểm soát viên được xác định theo mức tiền lương bình quân của người quản lý, Kiểm soát viên trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch.”
12. Bổ sung khoản 5 vào Điều 11 như sau:
“5. Công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, khi xác định tiền lương theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư này thì chỉ tiêu lợi nhuận được thay bằng chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí.”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:
“1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và lợi nhuận của công ty để loại trừ khi xác định tiền lương, thù lao của người quản lý, Kiểm soát viên được quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định số 52/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”
14. Sửa cụm từ “Khoản 2” tại khoản 2 Điều 11 thành cụm từ “khoản 1, khoản 2”; cụm từ “Khoản 2” tại điểm c khoản 1 Điều 15 thành cụm từ “khoản 1, khoản 2”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 20 như sau:
“1. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận bảng lương của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách; ban hành bảng lương, chuyển xếp lương, nâng bậc lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách theo quy định tại Thông tư này.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Tiếp nhận, cho ý kiến về bảng lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách của công ty thuộc quyền quản lý.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 22 như sau:
“3. Căn cứ khung hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa tương ứng với lợi nhuận trong từng lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, quyết định việc tiếp tục phân chia cụ thể hệ số điều chỉnh tăng thêm tương ứng với lợi nhuận kế hoạch cho phù hợp với thực tế, bảo đảm tương quan tiền lương gắn với quy mô và hiệu quả hoạt động giữa các công ty.”
Đính kèm các Văn bản sau:
1. Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; XEM TẠI ĐÂY
2. Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; XEM TẠI ĐÂY
3. Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016. XEM TẠI ĐÂY
4. Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; XEM TẠI ĐÂY
5. Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; XEM TẠI ĐÂY
6. Thông tư số 06/2024/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016. XEM TẠI ĐÂY
7. Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. XEM TẠI ĐÂY
8. Nghị định số 69/2023/NĐ-CP ngày 14/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.XEM TẠI ĐÂY
9. Thông tư số 10/2020/TT- BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động. XEM TẠI ĐÂY
Tác giả: Văn phòng
Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 720/QĐ-UBND
V/v bổ nhiệm chức danh kiêm nhiệm (đ/c Nguyễn Hữu Thạch)Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 719/QĐ-UBND
V/v bổ nhiệm chức danh kiêm nhiệm (đ/c Nguyễn Văn Sáng)Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 06/QĐ-HĐQL
QĐ Ban hành Quy chế cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh BìnhQuỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 05/QĐ-HĐQL
QĐ Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh BìnhQuỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình: 529/QĐ-UBND
Quyết định Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh BìnhQuỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?