
Ngày 28/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP gồm 7 chương 34 điều, quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP Chính phủ đã quy định các điểm chính về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước như sau:
1. Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng
Lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp được xác định gắn với nhiệm vụ, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phù hợp với ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường; thực hiện cơ chế tiền lương phù hợp để doanh nghiệp thu hút, khuyến khích đội ngũ nhân lực công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ cao được Nhà nước ưu tiên phát triển.
Doanh nghiệp quyết định việc tuyển dụng, sử dụng lao động, xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, xác định quỹ tiền lương, tiền thưởng và trả lương, thưởng thoả đáng, không hạn chế mức tối đa đối với chuyên gia, người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đóng góp nhiều cho doanh nghiệp.
Thực hiện tách bạch tiền lương, thù lao của Thành viên hội đồng, kiểm soát viên với tiền lương của Ban điều hành (gồm: Giám đốc; Phó Giám đốc; Kế toán trưởng). Tiền lương của Ban điều hành được tính chung với quỹ tiền lương của người lao động (đây là điểm khác biệt so với quy định trước kia quỹ tiền lương của người quản lý được tính riêng khỏi quỹ tiền lương của người lao động).
2. Quản lý lao động
Hằng năm, Tổng giám đốc, Giám đốc phải xây dựng kế hoạch lao động, báo cáo Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty phê duyệt làm cơ sở để tuyển và sử dụng lao động; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Đối với trường hợp tuyển lao động vượt quá nhu cầu sử dụng dẫn đến người lao động không đủ việc làm hoặc không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động, làm tăng chi phí của doanh nghiệp thì Tổng giám đốc, Giám đốc, Thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và đây là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Tổng giám đốc, Giám đốc và Thành viên hội đồng.
(như vậy quy định mới không khống chế cụ thể tỷ lệ lao động tăng thêm kế hoạch, quy định cũ trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường khống chế tỷ lệ không vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quân tại năm trước liền kề. Điểm mới này có tính linh hoạt giúp các đơn vị chủ động tính toán trong việc xây dựng kế hoạch lao động đảm bảo phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng lao động)
2. Xây dựng thang, bảng lương
Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương và phụ cấp lương cho người lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng và Kiểm soát viên chuyên trách làm cơ sở để xếp lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các mức lương phải đảm bảo tổng tiền lương không vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch tương ứng. Khi xây dựng hoặc sửa đổi thang, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động và công khai trước khi thực hiện.
3. Xác định quỹ lương
Việc xác định quỹ lương được quy định theo 02 phương pháp: xác định quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương bình quân; Xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định (quy định cũ chỉ có 01 phương pháp là xác định quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương bình quân).
Quỹ tiền lương được xác định dựa trên số lao động (kể cả Ban điều hành) bình quân và mức tiền lương bình quân.
Điểm mới trong quy định về việc xác định quỹ lương đó là: khi số lao động để tính quỹ lương bao gồm cả số lượng người lao động và số lượng thành viên Ban điều hành; Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì được tăng thêm tiền lương vào quỹ tiền lương theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận thì được tăng thêm tối đa 2% quỹ tiền lương, nhưng tiền lương tăng thêm không quá 20% phần lợi nhuận vượt kế hoạch và không quá 02 tháng tiền lương bình quân.
4. Tiền lương của Ban điều hành
Tiền lương của Ban điều hành được trả theo chức danh, chức vụ và kết quả kinh doanh. Đặc biệt, mức tiền lương của Tổng giám đốc, Giám đốc (trừ trường hợp được thuê theo hợp đồng lao động) tối đa không vượt quá 10 lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động.
5. Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng và Kiểm soát viên chuyên trách
Mức lương cơ bản được quy định theo nhóm và mức cụ thể, với mức cao nhất là 80 triệu đồng/tháng. Đối tượng và điều kiện áp dụng các mức lương này được quy định chi tiết trong phụ lục kèm theo nghị định.
6. Phân phối tiền lương
Người lao động và Ban điều hành được trả lương theo quy chế trả lương do doanh nghiệp ban hành. Tiền lương của người lao động được trả theo vị trí chức danh hoặc công việc, gắn với năng suất lao động và mức đóng góp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
7. Chế độ ăn giữa ca
Chế độ ăn giữa ca hoặc ăn định lượng đối với người lao động, Ban điều hành, Thành viên Hội đồng, Kiểm soát viên được thực hiện theo thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy, quy chế của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động. (trước đây thực hiện theo quy định cụ thể)
8. Hiệu lực thi hành: Nghị định 44/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2025. Các chế độ quy định tại nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Những quy định trên nhằm đảm bảo việc quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện minh bạch, công bằng và hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Kèm theo: Nghị định 44/2025/NĐ-CP.
Văn bản nội bộ: 09/QĐ-QĐT
QĐ ban hành Quy chế làm việc của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Ninh BìnhVăn bản nội bộ: 22/QĐ-HĐQL
QĐ ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Ninh BìnhVăn bản nội bộ: 27/QĐ-HĐQL
Quyết định v/v ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền ký gửi quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh BìnhQuỹ phát triển đất tỉnh Ninh Bình: 102/2024/QĐ-UBND
Quyết định V/v ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất tỉnh Ninh BìnhQuỹ phát triển đất tỉnh Ninh Bình: 871/QĐ-UBND
Quyết định thành lập Quỹ phát triển đất tỉnh Ninh BìnhQuỹ đầu tư phát triển Ninh Bình thành lập từ năm nào?